Bậc Chịu Lửa Trong Công Trình Xây Dựng

Bậc Chịu Lửa Trong Công Trình Xây Dựng

Bậc chịu lửa của công trình luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong quá trình thi công, xây dựng nhà xưởng. Đặc biệt, với những công trình sử dụng sắt,thép để thiết kế phần khung thì vấn đề này lại càng cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Vậy bậc chịu lửa công trình nghĩa là gì? Xác định bậc chịu lửa trong các công trình nhà khung thép mái tôn như thế nào? Bài viết sau đây, SCT HOLDING sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này. 

1. Khái niệm về bậc chịu lửa trong công trình xây dựng

Bậc chịu lửa của công trình nghĩa là gì? Theo quy định tại “Mục 1.5.19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì bậc chịu lửa được quy định với tiêu chuẩn sau: Bậc chịu lửa là đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình theo tiêu chuẩn được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.”

Hiểu rõ bậc chịu lửa của công trình là gì để đảm bảo các quy định về PCCC

Như vậy, theo định nghĩa trên, bậc chịu lửa của công trình được xác định bởi thời gian tối đa chịu lửa của các kết cấu,cấu kiện trong công trình xây dựng. Căn cứ vào tính chịu lửa, nhà và công trình được chia thành 5 bậc chịu lửa ký hiệu lần lượt là I, II, III, IV, V theo mức độ giảm dần về khả năng chống lại sự phá huỷ trong điều kiện cháy.

2. Cách xác định bậc chịu lửa cho công trình xây dựng.

Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được xác định bằng khoảng thời gian (tính bằng phút) kể từ khi bắt đầu thửchịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện mộ thoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của các trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau: 

- Mất khả năng chịu lực (khả năng chịu lực được ký hiệu

bằng chữ R);

- Mất tính toàn vẹn (tính toàn vẹn được ký hiệu bằng

chữ E);

- Mất khả năng cách nhiệt (khả năng cách nhiệt được ký

hiệu bằng chữ I)

Ví dụ: Cấu kiện có giới hạn chịu lửa yêu cầu là REI 120 nghĩa là cấu kiện phải duy trì được đồng thời cả ba khả năng: chịu lực, toàn vẹn và cách nhiệt trong khoảng thời gian chịu tác động của lửa là 120 phút; Cấu kiện có giới hạn chịu lửa yêu cầu là R 60, thì cấu kiện chỉ phải duy trì khả năng chịu lực trong thời gian 60 phút, không yêu cầu về khả năng cách nhiệt và tính toàn vẹn.

Một cấu kiện xây dựng được cho là đảm bảo yêu cầu về khả năng chịu lửa nếu thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:

- Cấu kiện có cấu tạo với đặc điểm kỹ thuật giống như mẫu thí nghiệm chịu lửa và mẫu này khi thí nghiệm có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện đó;

- Cấu kiện có cấu tạo với đặc điểm kỹ thuật phù hợp với cấu kiện nêu trong Phụ lục F và có giới hạn chịu lửa danh định tương ứng cho trong phụ lục này không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện đó.

Với tính chất quan trọng của bậc chịu lửa, trong quá trình lựa chọn vật liệu xây dựng cho công trình, các chủ thầu cần hết sức cẩn trọng và tham khảo tư vấn của những người có chuyên môn, kinh nghiệm. Bởi đây là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính chịu lửa cũng như tuổi thọ của công trình thi công.


SCT HOLDING - Chuyên Gia Hàng Đầu Về PCCC

Hotline: 0899.0000.77 

Địa chỉ: 122 Hoàng Văn Thụ , P. Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.