Cách Nhận Biết & Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy Bình Chữa Cháy Bột /Bình Chữa Cháy CO2
- Người viết: SCT HOLDING lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Chúng ta dễ dàng bắt gặp phương tiện chữa cháy ở khắp mọi nơi. từ trong mọi toà nhà, chung cư, nhà ở cho đến văn phòng, trường học, bệnh viện, v.v. Và đa số những nơi đó thường hay trang bị 2 loại bình chữa cháy phổ biến nhất đó là: bình chữa cháy bột khô và bình chữa cháy khí CO2.
Nếu bạn băn khoăn không biết bình chữa cháy mà bạn đang dùng là loại bình nào hay đơn giản là có thể sử dụng bình chữa cháy như nào cho đúng cách thì hãy cùng SCT HOLDING tìm hiểu nội dung dưới đây nhé!
1. Cách phân biệt bình chữa cháy bột khô và bình CO2
Để phân biệt 2 loại phương tiện chữa cháy này, chúng ta có thể phân loại căn cứ đặc điểm bên ngoài như sau:
1.1 Xem cổ bình
Bình bột phần cổ bình có đồng hồ đo áp suất => bình chữa cháy khí CO2 phía cổ bình không có đồng hồ đó.
Ngoài ra, để kiểm tra bình bột còn sử dụng được hay không là xem kim chỉ trên các vạch trong đồng hồ, vạch xanh là bình đang có thể xài ổn. Bình CO2 thì thường dùng phương pháp cân trọng lượng, bình có trọng lượng bằng hoặc nhỏ hơn không quá 1kg so với thông số ghi trên bình là ổn.
1.2 Gõ thử vào thành bình
Bạn hãy gõ tay vào thân bình hoặc gõ một vật cứng vào thân bình sẽ có 2 kết quả như sau:
- Bình bột: tiếng kêu bộp bộp như gõ vào cây gỗ bới bên trong chữa đầy bột nên không phát ra am vang gì cả.
- Bình khí: tiếng boong boong hay keng keng y tiếng chuông vì bên trong là khí nên vỏ bình gõ có tiếng vang rất to
1.3 Nhìn dây loa phun
Bình bột có dây loa nhỏ suôn đều từ đầu đến cuối và dây mềm <=> bình khí CO2 có dây loa phun nhìn như cái loa dạng phễu to và dài.
Bình chữa cháy CO2
1.4 Ký hiệu
Trên bình chữa cháy CO2, thường luôn có những ký hiệu MT3, MT5. Đây là những ký hiệu đặc trưng cho bình CO2. Trong đó, MT dùng để ký hiệu hóa chất chữa cháy được chứa trong bình là CO2. Còn những con số đi kèm sau ký hiệu MT dùng để thông tin khối lượng khí CO2 được nén trong thiết bị. Chú ý là khối lượng này không bao gồm khối lượng của vỏ bình.
Ví dụ, bình chữa cháy mà gia đình , công ty chúng ta đang sử dụng có ký hiệu MT3. Nghĩa là bình chữa cháy của chúng ta thuộc dạng dùng khí CO2 và khối lượng khí được nén bên trong phương tiện là 3kg.
Trên bình bột có ký hiệu MFZ. Phương tiện chữa cháy có khí đẩy N2 nạp trực tiếp vào bình chứa bột.
2. SCT HOLDING - Chia sẻ cách sử dụng bình bình chữa cháy
2.1 Đối với bình chữa cháy loại bột
Để sử dụng bình bột khô, cần chú ý 4 bước sau:
- Bước 1: thường xuyên kiểm tra đồng hồ đo áp suất. Mức màu xanh, biểu thị áp suất trong bình còn tốt. Nếu kim chỉ mức màu vàng, có nghĩa là thiết bị bột này dư áp suất. có nguy cơ gây nổ, trường hợp này rất khó có thể xảy ra. Nếu kim chỉ mức màu đỏ, có nghĩa là áp suất trong phương tiện yếu. Nếu kim chỉ xuống thấp nữa, xuống tận cùng vùng màu đỏ, thì có nghĩa là lọi bình bột đã hết áp suất, không chữa cháy được nữa.
- Bước 2: Lắc xóc bình. Ở trạng thái tĩnh đã lâu không di chuyển, chất bên trong bình chia thành 2 lớp. Phần bên trên là khí nito, phần lắng đọng bên dưới là bột khô. Nên khi sử dụng, thì dùng tay thuận cầm mỏ vịt, tay còn lại bê đáy phương tiện, lắc sốc từ 3 – 5 lần.
- Bước 3: Rút chốt an toàn. Tay trái đặt vào cổ thiết bị, tay còn lại dùng ngón trỏ để vào chốt an toàn, giật mạnh, và dứt khoát. Lưu ý, tay trái đặt vào cổ phương tiện, tuyệt đối không được cầm vào mỏ vịt. Vì khi bóp vào mỏ vịt, là người dùng đang khoá chốt, không thể rút chốt an toàn ra được.
- Bước 4: Chữa cháy. Người dùng một tay cầm sát đầu loa phun. Lưu ý: không nắm vào dây vòi phun hoặc đầu vòi phun. Vì khi nắm vào những bộ phận này, áp suất phun ra làm cho vòi phun quay tròn, dẫn đến việc chữa cháy không hiệu quả. Phải cầm sát đầu loa phun, chĩa đầu loa phun vào tâm, gốc đám cháy. Đứng cách đám cháy chừng 1.5m – 2m, tay còn lại bóp chặt mỏ vịt, đến khi nào đám lửa tắt thì thôi.
Lưu ý: bình bột không nên chữa cháy ở nơi có máy móc, trang thiết bị hiện đại và nhà bếp, nhà ăn. Vì bột trong phương tiện chữa cháy bột khô có tính oxi hoá và ăn mòn cao. Có thể gây hư hỏng rất nhiều trang thiết bị. Đồ ăn, thực phẩm thậm chí nguồn nước đã nhiễm bột chữa cháy cũng không sử dụng được nữa.
2.2 Các bước khi sử dụng phương tiện chữa cháy CO2:
Khi sử dụng phương tiện là bình CO2 thì ít bước hơn so với bình bột. nhưng có nhiều nguy hiểm khi sử dụng bình CO2 cao hơn so với bình bột. Vì khí lạnh khi phun từ loại bình khí CO2 này ra là -79 độ C. Nếu khi chữa cháy mà lỡ cầm vào phần loa phun, hoặc cầm vào phần vòi phun. sẽ gây ra hiện tượng bỏng lạnh, hoại tử da thịt cho người chữa cháy rất nguy hiểm.
Sau đây là hướng dẫn sử dụng bình CO2 đơn giản nhất:
- Bước 1: Nâng loa phun lên một góc 90 độ
- Bước 2: Rút chốt an toàn. Cách thực hiện rút chốt an toàn giống hệt như cách làm với loại phương tiện là bình bột. Tay trái đặt vào cổ bình, tay còn lại, cho ngón trỏ để vào chốt an toàn, giật mạnh, thực hiện dứt khoát.
- Bước 3: Chữa cháy. Tay thuận cầm mỏ vịt, tay còn lại bê đáy phương tiện. Chĩa loa phun phun vào tâm, vào gốc đám cháy. Đứng cách đám cháy khoảng chừng 1.5m – 2m, tay còn lại bóp chặt mỏ vịt, đến khi nào đám cháy tắt hoàn toàn thì thôi.
Lưu ý: Mỗi bình chữa cháy có công dụng chữa cháy khác nhau và các sử dụng khác nhau nên hãy luôn đảm bảo rằng chính bạn đã biết và có thể sử dụng bình một cách an toàn và hiệu quả nhất.
SCT HOLDING - Chuyên Gia Hàng Đầu Về PCCC
- Hotline: 0899.0000.77
- Email: info@scttop1.com
Viết bình luận