Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Lắp Đặt, Vận Hành Hệ Thống Báo Cháy
- Người viết: SCT HOLDING lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Hiện nay, nhiều người vẫn còn rất chủ quan trong việc phòng cháy chữa cháy. Cho đến khi chứng kiến những rủi ro mà hỏa hoạn mang lại, thi khi đó mới giật mình về những tổn thất mà “giặc hỏa” gây nên. Vì vậy, ngay từ ban đầu chúng ta cần có sự chuẩn bị để ứng phó với trường hợp xấu nhất xảy ra.
Việc lắp đặt hệ thống thiết bị báo cháy là giải pháp vô cùng cần thiết trong các công trình nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu cháy như: nhiệt độ tăng đột ngột, khói, lửa ,....Tuy nhiên, khi lắp đặt hệ thống thiết bị báo cháy, ta cần có những lưu ý nhất định để đưa ra phương án tối ưu nhất cho cả hệ thống. Mời các bạn cùng tìm hiểu ngay với SCT HOLDING nhé!
1. Hệ thống báo cháy tự động là gì?
Hệ thống báo cháy là tổ hợp các thiết bị phát hiện và cảnh báo việc cháy nổ tự động. Ngoài ra, thiết bị báo cháy còn có thể ngắt nguồn điện và điều khiển thiết bị xử lý không khí thông qua việc điều khiển các đầu dò. Điều đó làm giảm thiểu tối đa những thiệt hại và mất mát khi có sự cố xảy ra.
2. chức năng của hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy được tạo nên bởi các thiết bị báo cháy với các chức năng chính như:
– Cung cấp thông tin để có thể phát hiện ra đám cháy đang diễn ra trong phạm vi nhất định.
– Cảnh báo, báo động cho mọi người để kịp thời di chuyển đến vị trí an toà khi có sự cố.
– Truyền tín hiệu thông báo đám cháy cho cơ quan phòng cháy chữa cháy gần nhất cập nhật được tình hình.
– Tự ngắt nguồn điện và điều khiển một số thiết bị khi cần thiết
3. Nguyên lý cơ bản của hệ thống báo cháy
Quy trình hoạt động của thiết bị báo cháy vô cùng khép kín: Thiết bị báo cháy đầu vào nhận tín hiệu - Truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy - Thiết bị báo cháy đầu ra phát tín hiệu cảnh báo.
Khi có cảnh báo về các sự cố như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có khói hoặc các tia lửa điện thì các thiết bị báo cháy đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin về trung tâm báo cháy.
Khi nhận được tín hiệu,trung tâm báo cháy sẽ xử lý thông tin ,xác định địa điểm xảy ra sự cố và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn). Lúc này, các thiết bị báo cháy đầu ra sẽ phát tín hiệu âm thanh để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và sơ tán kịp thời.
4. Một số điều cần lưu ý khi lắp đặt, vận hành hệ thống báo cháy
4.1 Đối với việc thi công, lắp đặt hệ thống báo cháy
- Lưu ý khi đấu nối tủ báo cháy: Khi đấu nối một số dòng tủ báo cháy hoặc module có điện áp với chuông đèn loại không phân cực, một số hãng sẽ yêu cầu lắp thêm diode để chuông có thể hoạt động đúng. Nếu chúng ta không gắn diode tủ sẽ báo lỗi và không hoạt động đúng chức năng.
- Hệ thống thiết bị báo cháy cần được thiết kế và hoạt động đồng bộ mới phát huy khả năng chống cháy hiệu quả do đó cần nắm rõ các thông số kỹ thuật phù hợp cho việc lắp đặt thiết bị báo cháy như: loại công trình, số tầng, tổng diện tích, chiều cao, tầng hầm... cho phù hợp và đồng bộ nhất.
- Lưu ý khi đấu nối tủ báo cháy: Khi đấu nối một số dòng tủ báo cháy hoặc module có điện áp với chuông đèn loại không phân cực, một số hãng sẽ yêu cầu lắp thêm diode để chuông có thể hoạt động đúng. Nếu chúng ta không gắn diode tủ sẽ báo lỗi và không hoạt động đúng chức năng.
- Lưu khi khi lắp đặt đầu báo khói: Việc đầu báo khói lắp quá gần các cửa gió điều hòa hay quạt có thể dẫn tới đầu báo nhanh bị bụi bẩn bám vào và gây báo cháy giả do đó cần lưu ý chọn vị trí lắp đặt phù hợp. Thời gian đầu báo khói nhận biết và cảnh báo tín hiệu không quá 30s. Khi nồng độ khói trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép (15% – 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm để xử lý sự cố.
- Lưu khi khi lắp đặt còi báo cháy: Cần lắp đặt tại phòng bảo vệ, cầu thang, nơi đông người…nhằm báo động cho những người xung quanh nhanh chóng.
- Lưu khi khi lắp đặt công tắc khẩn: Lắp đặt tại các nơi dễ thấy như hành lang, cửa ra vào, cầu thang,..... để dễ dàng chủ động truyền thông tin báo cháy khi cần thiết bằng cách nhấn hoặc kéo công tắc khẩn để báo động cho mọi người xung quanh.
- Lưu khi khi lắp đặt Tủ trung tâm: Là cơ quan đầu não quyết định chất lượng hệ thống báo cháy, cung cấp cho các đầu báo tự động nhận diện và xử lý tín hiệu báo cháy. Trong các trường hợp cần thiết , tủ có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch…
- Đối với các khu vực đặc biệt nguy hiểm như phòng nồi hơi, các quy trình liên quan đến chất lỏng,... cần phải có đại diện khu vực để nắm rõ cấu trúc và bản vẽ thi công xây dựng.
4.2. Đối với việc vận hành hệ thống báo cháy
4.2.1 Tránh việc để hệ thống bị kích hoạt ở trạng thái báo cháy( Báo cháy giả) lâu mà không khắc phục
Báo cháy giả là tình trạng thường xuyên gặp phải khi sử dụng hệ thống Báo cháy tự động, người dùng gặp rất nhiều và nhiều khi gây khó chịu và gây mất sự tin cậy của hệ thống báo cháy đối với cư dân nhưng người sinh sống và làm việc trong công trình.
Đối với các hệ thống tủ báo cháy thường sử dụng các cơ chế gửi tín hiệu báo cháy là ngắn mạch, hoặc điện trở thấp về trung tâm tuy đã có các mạch và cơ chế bảo vệ tuy nhiên nếu để trạng thái báo cháy kích hoạt duy trì trong thời gian dài mà không có biện pháp khắc phục thì các đầu ra của kênh đấy có thể gặp các vấn đề như hỏng hóc, chập cháy. Vì vậy khi có tín hiệu báo cháy dù là tín hiệu báo giả thì cũng cần phải tìm và khắc phục để đưa hệ thống về trạng thái ban đầu.
4.2.2 Bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế thấp nhất tình trạng báo cháy giả
Báo cháy giả thường phát sinh khi có các yếu tố từ môi trường gần giống như các yếu tố của sự cháy nhưng không hề có sự cháy đó là nhiệt độ và khói, mà thường xuyên gặp nhất đó là bụi bẩn đối với đầu báo khói. Tình trạng báo cháy giả ít gặp ở đầu báo cháy nhiệt tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra. Do đó, SCT HOLDING xin gửi một số nguyên nhân dẫn đến Báo cháy giả để mọi người cùng khắc phục:
Đối với đầu báo khói : thường bị báo cháy giả khi môi trường xung quanh có nhiều bụi bẩn, hơi nước, khói do các quá trình đốt cháy chủ động của con người.
- Quá trình vệ sinh quét dọn, sơn bả, thi công cắt đục gây bụi bặm… đều có thể dẫn tới báo cháy giả.
- Việc đầu báo khói lắp quá gần các cửa gió điều hòa hay quạt có thể dẫn tới đầu báo nhanh bị bụi bẩn bám vào và gây báo cháy giả.
- Với đầu báo nhiệt khi lắp tại các khu bếp hoặc các khu vực có máy móc hoạt động mà xả ra các hơi nóng trực tiếp vào đầu báo cũng là nguyên nhân dẫn tới việc báo cháy giả.
- Các trường hợp thiết bị báo cháy kích hoạt do lỗi phần cứng của thiết bị. những trường hợp này chúng ta chỉ có thể thay thế thiết bị mới hoặc gửi về nhà sản xuất để bảo hành.
Một số cách khắc phục cơ bản cho tình trạng báo cháy giả
- Nếu đầu báo bị bụi bẩn, vệ sinh đầu báo đặc biệt là làm sạch buồng khói của đầu báo, mắt cảm biến. cần thường xuyên vệ sinh đầu báo định kỳ tùy theo độ bụi bẩn của môi trường tại đó.
- Nếu đã vệ sinh thiết bị nhiều lần mà vẫn không hết báo cháy thì có thể thiết bị đã bị lỗi phần cứng, nên gửi thiết bị vể nhà cung cấp để kiểm tra và bảo hành nếu được.
- Trong trường hợp báo cháy giả đối với hệ báo cháy thường cũng có thể tình trạng báo cháy là cho chập trên đường dây chứ không phải do đầu báo. Vì vậy chỉ cần tìm ra vị trí ngắn mạch để khắc phục là có thể làm mất được lỗi báo cháy giả.
SCT HOLDING tự hào là một trong những đơn vị lớn, có tên tuổi và uy tín trong ngành thiết kế, lắp đặt, tư vấn pháp lý và bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi đem tới dịch vụ bảo trì PCCC trọn gói với những lợi ích hàng đầu cho khách hàng sử dụng.
Quý khách cần bảo trì hệ thống PCCC Tp. HCM, Bình Dương, Bình Phước, Biên Hòa hay bảo trì PCCC ở bất cứ tỉnh thành nào cho bất kể công trình nào trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với SCT HOLDING để được hỗ trợ tốt nhất!
SCT HOLDING - Chuyên Gia Hàng Đầu Về PCCC
- Hotline: 0899.0000.77
- Email: info@scttop1.com
Viết bình luận