Một Số Nội Dung Liên Quan Đến Công Tác Kiểm Định Cấu Kiện Ngăn Cháy Đứng Không Chịu Tải

Một Số Nội Dung Liên Quan Đến Công Tác Kiểm Định Cấu Kiện Ngăn Cháy Đứng Không Chịu Tải

Ngày 24/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Mục 5, Phụ lục VII của Nghị định này quy định mẫu cấu kiện ngăn cháy (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, màn ngăn cháy) thuộc diện phải kiểm định phòng cháy và chữa cháy.

SCT HOLDING xin giới thiệu một số nội dung liên quan đến công tác kiểm định cấu kiện ngăn cháy đứng không chịu tải, cụ thể như sau:

Cấu kiện ngăn cháy đứng không chịu tải (vách thạch cao ngăn cháy, vách panel ngăn cháy...) là: Bộ phận ngăn cách được thiết kế để không chịu bất kỳ một tải trọng nào ngoài trọng lượng bản thân, theo phương thẳng đứng, có tác dụng như bộ phận ngăn cháy hoặc che chắn lửa. Các bộ phận đó chia tòa nhà thành các khoang cháy hoặc các vùng ngăn cháy hoặc ngăn cách tòa nhà với các tòa nhà kế cận, nhằm ngăn chặn sự cháy lan tới các khoang hoặc tới các tòa nhà kế cận.

Một số tiêu chuẩn điển hình để thử nghiệm hoặc đánh giá khả năng chịu lửa của cấu kiện ngăn cháy đứng không chịu tải (vách thạch cao ngăn cháy, vách panel ngăn cháy….) bao gồm:

- TCVN 9311 -1:2012 - Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng - Phần 1: Yêu cầu chung.

- TCVN 9311 -3:2012 - Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng - Phần 3: Chỉ dẫn về phương pháp thử và áp dụng số liệu thử nghiệm;

- TCVN 9311 -8:2012 - Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 8: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải.

- ISO/TR 12470-2:2017 Fire-resistance tests - Guidance on the application and extension of results from tests conducted on fire containment assemblies and products - Part 1: Loadbearing elements and vertical and horizontal separating elements (Thử nghiệm chiu lửa – Hướng dẫn áp dụng và mở rộng phạm vi các kết quả thử nghiệm thực hiện trên các bộ phận và sản phẩm ngăn cháy - Phần 1: Các bộ phận chịu lực và bộ phận ngăn cách theo phương đứng và phương ngang)

- BS EN 15254-3:2019 Extended application of results from fire resistance tests. Non-loadbearing walls. Lightweight partitions (Ứng dụng mở rộng các kết quả thử nghiệm khả năng ngăn cháy đối. Tường không chịu tải. Vách ngăn nhẹ).

Kiểm định cấu kiện ngăn cháy đứng không chịu tải (vách thạch cao ngăn cháy, vách panel ngăn cháy….) ở đây là việc xác định giới hạn chịu lửa của cấu kiện ngăn cháy đứng không chịu tải thể hiện ở các tiêu chí: Tính toàn vẹn, tính cách nhiệt

Trình tự thử nghiệm được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử nghiệm

1. Cấu tạo mẫu

- Mẫu thử cần đại diện cho kết cấu dự định sử dụng trong thực tế, với bất kỳ sự hoàn thiện bề mặt và các phụ tùng thiết yếu có thể ảnh hưởng đến sự làm việc trong quá trình thử nghiệm. Được thiết kế để có thể áp dụng rộng rãi cho các kết cấu tương tự khác. Bản chất của thiết kế ảnh hưởng đến tính chịu lửa của mẫu thử có thể được áp dụng rộng rãi qua việc áp dụng trực tiếp các quy định được nêu trong Phụ lục A của TCVN 9311-8: 2012.

- Mẫu thử không bao gồm kết hợp các loại kết cấu khác nhau. Ví dụ: gạch hoặc khối gạch trong tường trừ khi loại kết cấu đó đại diện cho kết cấu trong thực tế.

- Khi các bộ phận ngăn cách đứng có cả hệ thống kỹ thuật như các hộp đấu nối điện hoặc bề mặt hoàn thiện, là bộ phận không thể tách rời của thiết kế thì cũng phải đưa vào mẫu thử.

2. Kích thước của mẫu thử

- Nếu trong thực tế, chiều cao hoặc chiều rộng của kết cấu bằng 3 m hoặc nhỏ hơn thì kích thước của mẫu thử nghiệm phải bằng kích thước thật.

- Nếu có một kích thước nào đó của kết cấu lớn hơn 3 m thì kích thước thử nghiệm phải không nhỏ hơn 3m.

3. Số lượng mẫu thử

Đối với các kết cấu đối xứng chỉ yêu cầu có một mẫu thử, trừ khi có những yêu cầu khác với những quy định đã nêu trong TCVN 9311-8: 2012. Đối với các kết cấu không đối xứng số lượng các mẫu thử phải tuân theo các quy định trong TCVN 9311-1: 2012.

4. Làm khô mẫu thử

Vào thời điểm thử nghiệm, độ bền và lượng ẩm trong mẫu thử phải gần đúng các điều kiện mong muốn khi sử dụng bình thường. Mẫu thử phải bao gồm cả các vật liệu chèn và kết nối. Hướng dẫn về làm khô mẫu thử được quy định trong TCVN 9311-1: 2012.

Sau khi sự cân bằng đã đạt được, hàm lượng ẩm hoặc trạng thái làm khô phải được xác định và ghi chép lại. Bất kỳ kết cấu đỡ nào kể cả lớp lót lò của khung thí nghiệm đều không phải thực hiện yêu cầu này.

Bước 2: Thử nghiệm và xác định giá trị kết quả thử nghiệm

1. Thực hiện thử nghiệm:

Mẫu thử được làm khô, gắn vào lò gia nhiệt và cài đặt các thiết bị giám sát nhiệt độ mẫu thử, nhiệt độ và áp suất lò đốt, tiến hành gia nhiệt theo theo quy định của TCVN 9311-1:2012 và theo tài liệu hướng dẫn sử dụng lò thử nghiệm của nhà sản xuất. Các bước tiến hành thử nghiệm bao gồm:

+ Cố định mẫu vào giá để mẫu;

+ Cố định giá để mẫu vào lò đốt;

+ Cố định các vị trí đầu đo, vẽ lại sơ đồ bố trí;

+ Gia nhiệt lò đốt theo tiêu chuẩn TCVN 9311-1:2012 (ISO 834-1). Chế độ nhiệt của lò đốt theo tiêu chuẩn và nhiệt độ thực của lò đo được theo yêu cầu

T = 345 log10(8t + 1) + 20

Trong đó : T - nhiệt độ trung bình của lò, oC; t - thời gian (phút)


 

2. Xác định giá trị kết quả thử nghiệm:

- Tính toàn vẹn: Được lấy bằng khoảng thời gian (phút) mẫu thử liên tục duy trì chức năng ngăn cách trong quá trình thử nghiệm mà không:

+ Mẫu thử bị gãy, bị sập đổ.

+ Làm bùng cháy đệm bông (quy định tại 8.4.1 TCVN 9311-1: 2012);

+ Cho phép đưa cữ đo khe hở vào (quy định tại 8.4.2 TCVN 9311-1: 2012);

+ Dẫn đến sự bốc cháy tại bề mặt không tiếp xúc lửa với thời gian > 10 s.

- Tính cách nhiệt: Được lấy bằng khoảng thời gian (phút) mà mẫu thử liên tục duy trì chức năng ngăn cách trong quá trình thử nghiệm mà không làm tăng nhiệt độ ở bề mặt không tiếp xúc với lửa, cụ thể là:

+ Làm tăng nhiệt độ trung bình lên hơn 140K so với nhiệt độ trung bình ban đầu hoặc làm tăng lên hơn 180K so với nhiệt độ ban đầu tại bất cứ vị trí nào, kể cả đầu đo nhiệt di động (nhiệt độ ban đầu là nhiệt độ trung bình của mặt không tiếp xúc với lửa vào thời điểm bắt đầu thực hiện phép thử).

3. Áp dụng trực tiếp kết quả thử nghiệm:

- Kết quả thử nghiệm chịu lửa có thể áp dụng được cho các bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải tương tự không qua thử nghiệm khi đảm bảo các điều kiện dưới đây:

+ Chiều cao không tăng;

+ Chiều dày không giảm;

+ Các điều kiện biên là không đổi;

+ Cường độ đặc trưng và trọng lượng riêng của mọi vật liệu không đổi;

+ Tính cách nhiệt không giảm tại bất kỳ điểm nào;

+ Không có sự thay đổi trong thiết kế mặt cắt ngang (ví dụ vị trí của các thanh cốt thép);

+ Kích thước các lỗ mở không tăng;

+ Phương pháp bảo vệ lỗ mở (ví dụ lắp kính, cửa đi, các hệ thống chèn mạch) là không đổi;

+ Vị trí của mọi lỗ mở là không đổi.

- Kết quả thử nghiệm chịu lửa được áp dụng được cho các bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải tương tự không qua thử nghiệm, có kích thước chiều rộng > 3m khi đảm bảo các điều kiện nêu trên và khi thực hiện thử nghiệm, mẫu thử nghiệm được cố định với khung lắp dựng mẫu tại 3 cạnh (cạnh trên, cạnh dưới và một cạnh bên), cạnh bên còn lại được để tự do, khe hở dọc theo cạnh này để rộng 0,025m và được chèn bằng bông gốm chịu nhiệt.

- Để đánh giá khả năng chịu lửa cho các sản phẩm vách ngăn có kích thước chiều cao từ > 3m đến ≤ 12m, cần thực hiện theo 2 bước sau:

(1) Thử nghiệm chịu lửa theo TCVN 9311-8 đối với mẫu thử kích thước tiêu chuẩn nhưng có tính đến các quy định về các thử nghiệm bổ sung được nêu tại ISO/TR 12470-2:2017 Fire-resistance tests - Guidance on the application and extension of results from tests conducted on fire containment assemblies and products - Part 1: Loadbearing elements and vertical and horizontal separating elements (Thử nghiệm chiu lửa – Hướng dẫn áp dụng và mở rộng phạm vi các kết quả thử nghiệm thực hiện trên các bộ phận và sản phẩm ngăn cháy - Phần 1: Các bộ phận chịu lực và bộ phận ngăn cách theo phương đứng và phương ngang) hoặc tiêu chuẩn tương đương, ví dụ BS EN 15254-3:2019 Extended application of results from fire resistance tests. Non-loadbearing walls. Lightweight partitions (Ứng dụng mở rộng các kết quả thử nghiệm khả năng ngăn cháy đối với vách ngăn nhẹ không chịu tải);

(2) Đánh giá về phạm vi áp dụng mở rộng của kết quả thử nghiệm (đã ghi nhận được ở bước 1) trên mẫu thử có kích thước tiêu chuẩn cho các sản phẩm có kích thước lớn hơn, căn cứ các quy định tại ISO/TR 12470-2:2017 hoặc tiêu chuẩn tương đương, ví dụ BS EN 15254-3:2019.


SCT HOLDING - Chuyên Gia Hàng Đầu Về PCCC

- Hotline: 0899 0000 77 

- Email: info@scttop1.com

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.