Thủ Tục Kiểm Định, Cấp Giấy Chứng Nhận Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy, Chữa Cháy Tại Cục Cảnh Sát PCCC Và CNCH

Thủ Tục Kiểm Định, Cấp Giấy Chứng Nhận Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy, Chữa Cháy Tại Cục Cảnh Sát PCCC Và CNCH

I. Đối với hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cơ quan, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ:

a) Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:

Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại Điều 8 Quy trình này thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết TTHC về PCCC (Mẫu số PC03);

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại Điều 8 Quy trình này thì không tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định, ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC về PCCC (Mẫu số PC04);

Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

b) Đối với hồ sơ gửi qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật (hồ sơ gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân phải ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm định):

Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại Điều 8 Quy trình này thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết TTHC về PCCC (Mẫu số PC03);

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần, chưa hợp lệ theo quy định tại Điều 8 Quy trình này thì không tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC về PCCC (Mẫu số PC04);

Lưu ý: Khi tiếp nhận hồ sơ có kèm theo Phiếu gửi hồ sơ, cán bộ tiếp nhận chỉ nhận hồ sơ khi có đầy đủ thành phần theo Phiếu gửi hồ sơ.

c) Trường hợp hồ sơ đề nghị không thuộc đối tượng giải quyết thủ tục hành chính (theo quy định tại Điều 3 Quy trình này), hồ sơ gửi qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân nhưng không ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm định không tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận viết Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ (Mẫu BM 13);

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm liên hệ cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm định để thông báo hồ sơ đã được tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ, thông báo từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu không liên hệ được với cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm định thì ghi rõ vào Phiếu tiếp nhận giải quyết TTHC về PCCC, Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC về PCCC, Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.

d) Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Các ngày làm việc trong tuần, trừ buổi chiều Thứ 7, ngày Chủ Nhật và các ngày lễ, tết, thời gian cụ thể như sau:

Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 12 giờ 00 phút;

Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút

Bước 3. Giải quyết hồ sơ

a) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm định phương tiện PCCC, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ lập kế hoạch tổ chức lấy mẫu, giám sát chế tạo mẫu phương tiện PCCC và tổ chức thử nghiệm phương tiện PCCC;

b) Việc kiểm tra, lấy mẫu xác suất tại lô phương tiện PCCC, thử nghiệm mẫu phương tiện PCCC tại phòng thí nghiệm hoặc tại nơi sản xuất đảm bảo điều kiện thử nghiệm;

b) Sau khi có kết quả kiểm tra, thử nghiệm phương tiện PCCC, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH phối hợp với các bên liên quan lập biên bản kiểm định, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC hoặc thông báo kết quả kiểm định phương tiện PCCC;

Bước 4. Trả kết quả kiểm định

Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy, cơ quan, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

2. Cách thức thực hiện:

Tiếp nhận và xem xét hồ sơ trực tiếp tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.1. Thành phần hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC:

a) Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC (Mẫu số PC26 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện PCCC. Văn bản đề nghị cần nêu cụ thể địa điểm lưu giữ phương tiện PCCC.

b) Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện PCCC

c) Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);

d) Tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định

3.2. Số lượng: 01 (một) bộ.

3.3. Lưu ý:

a) Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu; Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt Nam và cơ quan, tổ chức đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó;

b) Mẫu phương tiện PCCC để kiểm định được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp lấy mẫu quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện PCCC thì thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam. Trong khi Quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện PCCC chưa có hiệu lực thi hành thì việc lấy mẫu xác suất được thực hiện như sau:


(Để kiểm định các thông số kỹ thuật của Sprinkler theo yêu cầu, số lượng cần lấy mẫu tối thiểu là 34 mẫu)

c) Đơn vị tính của phương tiện trong đơn đề nghị kiểm định và khi lấy mẫu được tính như đơn vị tính của phương tiện PCCC đề nghị kiểm định theo quy định tại Thông tư số 227/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy và Thông tư số 112/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 227/2016/TT-BTC;

d) Cho phép sử dụng kết quả kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp phép để xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm định (việc chấp thuận kết quả kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài chỉ thực hiện đối với các loại phương tiện PCCC mà Việt Nam chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định);

4. Thời hạn giải quyết:

a) Thời hạn thông báo kế hoạch tổ chức lấy mẫu, giám sát chế tạo mẫu để thực hiện việc kiểm định: Không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

b) Thời hạn cấp giấy chứng nhận kiểm định hoặc thông báo kết quả kiểm định: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm định kèm theo biên bản kiểm định.

c) Thời hạn kiểm định kỹ thuật: Theo quy trình kỹ thuật kiểm định của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã ban hành.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

a) Phương tiện PCCC sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu (thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy) phải được kiểm định về PCCC và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC trước khi thực hiện các hoạt động trao đổi, mua bán.

b) Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện PCCC là đơn vị trực tiếp đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: “Giấy chứng nhận Kiểm định Phương tiện PCCC” và “Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy”.

8. Phí/ Lệ phí:

Phí kiểm định và phí in tem kiểm định được thu theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BTC ngày 08/01/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện PCCC và Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC (Mẫu PC26 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2013;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;

- Thông tư số 227/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính (thay thế Thông tư số 42/2016/TT-BTC ngày 03/3/2016) quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy;

- Thông tư số 112/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 227/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy;

- Thông tư 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19;
- Thông tư số 02/2021/TT-BTC ngày 08/01/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện PCCC (có hiệu lực từ ngày 22/02/2021 và thay thế Thông tư số 227/2016/TT-BTC và Thông tư số 112/2017/TT-BTC).

II. Cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ:

a) Trường hợp cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:

Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại Điều 7 Quy trình này thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết TTHC về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại Điều 7 Quy trình này thì không tiếp nhận. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04);

Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

b) Trường hợp cơ quan, tổ chức gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật (hồ sơ gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân phải ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC):

Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại Điều 7 Quy trình này thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết TTHC về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần, chưa hợp lệ theo quy định tại Điều 7 Quy trình này thì không tiếp nhận. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).

Lưu ý: Khi tiếp nhận hồ sơ có kèm theo Phiếu gửi hồ sơ, cán bộ tiếp nhận chỉ nhận hồ sơ khi có đầy đủ thành phần theo Phiếu gửi hồ sơ.

c) Trường hợp hồ sơ đề nghị không thuộc đối tượng giải quyết thủ tục hành chính (theo quy định tại Điều 3 Quy trình này), hồ sơ gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân không ghi rõ địa chỉ, số điện thoại của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC thì viết Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ (Mẫu BM 13).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm liên hệ cơ quan, tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC để thông báo hồ sơ đã được tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ, thông báo từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu không liên hệ được cơ quan, tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC thì ghi rõ vào Phiếu tiếp nhận giải quyết TTHC về PCCC, Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC về PCCC, Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.

d) Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Các ngày làm việc trong tuần, trừ buổi chiều Thứ 7, ngày Chủ Nhật và các ngày lễ, tết, thời gian cụ thể như sau:

Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 12 giờ 00 phút;

Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.

Bước 4. Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

2. Cách thức thực hiện:

Nộp và xem xét hồ sơ trực tiếp tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.1. Thành phần:

* Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC (Mẫu số PC27);

* Biên bản kiểm định phương tiện PCCC của cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC (kèm theo các Bản ghi chép chi tiết kết quả thử nghiệm phương tiện PCCC; Kế hoạch tổ chức lấy mẫu, thử nghiệm phương tiện PCCC);

* Biên bản lấy mẫu phương tiện PCCCC được kiểm định (Mẫu số PC28);

* Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện PCCC;

* Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện PCCC (nếu có);

* Tài liệu kỹ thuật của phương tiện PCCC được đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định;

3.2. Số lượng: 01 (một) bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

a) Phương tiện PCCC sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu (thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy) phải được kiểm định về PCCC và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC trước khi thực hiện các hoạt động trao đổi, mua bán.

b) Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện PCCC là đơn vị trực tiếp đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC sau khi có kết quả kiểm định phương tiện PCCC của cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: “Giấy chứng nhận Kiểm định Phương tiện PCCC” và “Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy”.

8. Phí/ Lệ phí:

Phí in tem kiểm định được thu theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BTC ngày 08/01/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện PCCC

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC (Mẫu PC27 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2013;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;

- Thông tư số 227/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính (thay thế Thông tư số 42/2016/TT-BTC ngày 03/3/2016) quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy;

- Thông tư số 112/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 227/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy;

- Thông tư 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19;

- Thông tư số 02/2021/TT-BTC ngày 08/01/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện PCCC (có hiệu lực từ ngày 22/02/2021 và thay thế Thông tư số 227/2016/TT-BTC và Thông tư số 112/2017/TT-BTC)

* Nhấp chuột vào đây để tải các biểu mẫu: LinkClick.aspx


SCT HOLDING - Chuyên Gia Hàng Đầu Về PCCC

- Hotline: 0899 0000 77 

- Email: info@scttop1.com

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.