Tổng quan về hệ thống phòng cháy chữa cháy từ khái niệm, cấu tạo, nguyên lý, lợi ích cho đến các tiêu chuẩn, quy trình và chi phí lắp đặt hệ thống PCCC sẽ được SCT HOLDING tổng hợp đầy đủ. Vì vậy bạn đừng bỏ qua bài viết với những thông tin vô cùng chi tiết và hữu ích này nhé!
1. Định nghĩa về hệ thống phòng cháy chữa cháy
Khái niệm hệ thống phòng cháy chữa cháy có thể hiểu một cách đơn giản là hệ thống bao gồm các trang thiết bị để thực hiện 2 nhiệm vụ là phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể hơn thì hệ thống này sẽ được sử dụng để phát hiện, phát đi những cảnh báo về đám cháy để mọi người kịp thời di tản, đưa ra những phương pháp dập tắt hoặc làm hạn chế, tránh để đám cháy lan rộng, gây nguy hiểm.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện nay đã trở thành một trong những hệ thống quan trọng, thiết yếu của nhiều công trình. Đặc biệt, với nhiều công trình quy mô lớn, để có thể đi vào hoạt động, kinh doanh thì bắt buộc phải có hệ thống PCCC như: chung cư, toà nhà, khách sạn, nhà xưởng, nhà máy, trạm biến áp,…
Còn nếu muốn biết thêm về hệ thống PCCC tiếng anh là gì thì bạn có thể tìm qua cụm từ Fire Protection System.
2. Các thành phần của hệ thống phòng cháy chữa cháy
Từ tên gọi chúng ta có thể hiểu phần nào về cấu tạo của hệ thống PCCC. Hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ được chia thành 2 phần chính là:
2.1. Hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy đảm nhận nhiệm vụ phát hiện và thông báo khi có nguy cơ cháy nổ xảy ra. Có 2 loại hệ thống báo cháy là hệ thống báo cháy thông thường và hệ thống báo cháy địa chỉ.
Thành phần tạo nên các hệ thống báo cháy cơ bản bao gồm:
Tủ trung tâm báo cháy: Được thiết kế gồm 1 mainboard, 1 biến thế và 1 battery.
Các thiết bị đầu vào: Đầu báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa, nút báo cháy khẩn cấp.
Các thiết bị đầu ra: Bảng hiển thị phụ, chuông báo động, còi báo động, đèn báo động và bộ quay số điện thoại tự động.
2.2. Hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy sẽ bao gồm các thiết bị đảm nhận vai trò dập lửa. Có 3 loại hệ thống chữa cháy chính như sau:
Hệ thống chữa cháy bằng nước
Hệ thống chữa cháy nước thường được thiết kế chủ yếu theo 3 loại là hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, hệ thống chữa cháy vách tường và hệ thống chữa cháy màng ngăn nước. Trong đó:
Hệ thống chữa cháy Sprinkler gồm các vòi phun tự động lắp sát trần và các ống nước này sẽ được nạp đầy nước có áp lực cao, tự động phun khi nhiệt độ ở đầu Sprinkler đạt 68°C.
Hệ thống chữa cháy vách tường thì gồm các ống lắp sát tường và nối với một máy bơm cùng một cuộn vòi ở hai đầu. Khi coá hoả hoạn, người sử dụng cần biết cách thao tác với ống và điều khiển hướng nước để dập lửa.
Hệ thống chữa cháy màng ngăn nước thì tạo ra một màng ngăn hạn chế tình trạng cháy lan rộng.
Hệ thống chữa cháy bằng bọt
Với các đám cháy xăng, dầu thì cần sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt (Foam). Bọt chữa cháy là hồn hợp gồm nước, bọt cô đặc và không khí. Nguyên lý của hệ thống chữa cháy bằng bọt là phủ trùm lên trên bề mặt đám cháy một lớp bọt dày để dập tắt ngọn lửa và cách ly nhiên liệu với không khí, hoặc làm lạnh nhiên liệu bằng lượng nước có chứa trong bọt.
Hệ thống chữa cháy bằng khí
Hệ thống chữa cháy bằng khí thì được ưu tiên sử dụng ở các khu vực có máy móc và thiết bị điện tử. Có 2 loại khí phổ biến dùng để chữa cháy là:
Khí CO2 với giá thành rẻ nhưng nếu không biết cách sử dụng có thể gây ra bỏng lạnh, dùng trong phòng kín thì có thể gây ngạt khí nguy hiểm.
Khí trơ là hỗn hợp của Cacbon Dioxit, Nitơ và Argon. So với khí CO2 thì khí trơ an toàn hơn, không gây ảnh hưởng đến hô hấp.
3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống PCCC
Sơ đồ hệ thống phòng cháy chữa cháy cơ bản sẽ hoạt động theo một quy trình khép kín như sau:
Khi có hiện tượng, nguy cơ đám cháy xuất hiện, các thiết bị đầu vào ở hệ thống báo cháy sẽ tiếp nhận tín hiệu rồi truyền về trung tâm báo cháy.
Các trung tâm báo cháy khi nhận được thông tin sẽ tiến hành xử lý, xác định vị trí xảy ra đám cháy (thông qua các zone) rồi tiến hành truyền lệnh đến các thiết bị đầu ra để phát tín hiệu âm thanh, áng sáng để mọi người nhận biết được đám cháy và tiến hành di tản hoặc đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
Tủ trung tâm báo cháy đồng thời truyền tín hiệu đến hệ thống chữa cháy để kích hoạt các thiết bị dập lửa.
Để đảm bảo an toàn thì hệ thống phòng cháy chữa cháy phải được lắp đặt liên kết, có hoạt động ổn định 24/24h. Đó là lý do mà công tác kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy phải diễn ra định kỳ, thường xuyên để đảm bảo toàn bộ hệ thống cùng các thiết bị sẵn sàng hoạt động bất cứ lúc nào, nâng mức bảo vệ an toàn lên cao nhất.
4. Vai trò của hệ thống PCCC
Thiệt hại khi có hoả hoạn xảy ra là vô cùng nặng nề và không thể lường trước. Mỗi năm, cả nước chứng kiến hàng trăm vụ cháy, gây thiệt hại rất lớn về người và của. Và đó là lý do mà vì sao tất cả mọi công trình, từ nhỏ đến lớn đều nên trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Để nói về vai trò, cũng như lợi ích nổi bật mà hệ thống PCCC mang lại chính là:
Giúp phát hiện sớm, đưa ra cảnh báo về đám cháy một cách nhanh chóng. Nhờ đó mà mọi người biết rõ về vị trí xảy ra đám cháy, được hướng dẫn và có thêm thời gian để di tản an toàn, thực hiện các phương án chữa cháy kịp thời.
Hệ thống chữa cháy được bố trí trong khắp công trình để có thể kịp thời dập lửa, hỗ trợ cho lực lượng cứu hoả tham gia chữa cháy, tránh cho đám cháy lan rộng, giảm bớt thiệt hại.
Hệ thống PCCC là quy định bắt buộc để nhiều công trình được cấp phép hoạt động, kinh doanh.
Hiệu quả hoạt động của hệ thống PCCC cao, linh hoạt, an toàn, có thời gian sử dụng dài lâu, bảo trì đơn giản, không quá tốn kém.
Mang lại môi trường sinh sống, học tập, làm việc, vui chơi, giải trí an toàn cho tất cả mọi người.
5. Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn trong PCCC được áp dụng trong năm 2022
Khi tìm hiểu về hệ thống phòng cháy chữa cháy, bạn cần nắm bắt những tiêu chuẩn, yêu cầu bắt buộc cho hệ thống này. Những tiêu chuẩn, quy chuẩn cơ bản khi lắp đặt hệ thống PCCC bao gồm:
TCVN 5303 – 1990: Tiêu chuẩn về an toàn cháy
TCVN 3255 – 1986: Tiêu chuẩn về an toàn nổ
TCVN 3254 – 1989: Yêu cầu chung về an toàn cháy
TCVN 4878 – 2009 (ISO 3941:2007): Phòng Cháy Và Chữa Cháy – Phân Loại Cháy
TCVN 4879 – 1989 (ISO 6309:1987): Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn
TCVN 6161 – 1996: Phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế
TCVN 5738 – 2021: Hệ thống báo cháy – Yêu Cầu Kỹ Thuật
TCVN 7336 – 2021: Hệ thống chữa cháy tự đồng bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
TCVN 5040 – 1990 (ISO 6790:1986): : Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Kí hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy – Yêu cầu kĩ thuật
TCVN 5760 – 1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
TCVN 6103 – 1996 (ISO 8421/5 : 1988): Phòng cháy, chữa cháy – Thuật ngữ – Khống chế khói
TCVN 7278 – 1:2003: Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy
TCVN 3890 – 2021: Phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
6. Quy trình xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy
Bước 1: Khảo sát công trình, xác lập hệ thống PCCC phù hợp cần lắp đặt.
Bước 2: Lập bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC
Bước 3: Nộp hồ sơ thiết kế cơ sở PCCC để tiến hành thẩm duyệt PCCC.
Bước 4: Thi công hệ thống PCCC theo đúng bản vẽ đã được thẩm định.
Bước 5: Vận hành hệ thống PCCC kiểm tra chất lượng hoạt động.
Bước 6: Kiểm định hệ thống phòng cháy chữa cháy và tiến hành nghiệm thu PCCC theo đúng quy định.
Bước 7: Trong suốt quá trình vận hành, cần lập sổ theo dõi hệ thống PCCC và có công tác kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
7. Thời gian bảo trì của hệ thống PCCC
Theo Phụ lục 1, Thông tư 162 2014 TT-BTC thì thời gian khấu hao hệ thống phòng cháy chữa cháy là 8 năm với tỷ lệ hao mòn hàng năm sẽ là 12,5%.
Và cũng theo Thông tư số 17/2021/TT-BCA và TCVN 5738:2021 quy định hệ thống PCCC phải được bảo trì ít nhất 1 năm/lần, 3-6 tháng/ lần với các bình chữa cháy.
8. Chi phí thiết kế và lắp đặt hệ thống PCCC
Về chi phí thiết kế và thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ không có mức cố định mà phải được thiết lập dựa trên:
Quy mô, diện tích công trình
Hệ thống PCCC cụ thể cần lắp đặt
Các loại trang thiết bị trong hệ thống
Các loại chi phí liên quan đến thủ tục pháp lý: thẩm duyệt thiết kế PCCC, kiểm định, nghiệm thu PCCC
Chi phí bảo dưỡng định kỳ hệ thống PCCC
9. Tiêu chí khi lựa chọn công ty xây dựng hệ thống PCCC
Muốn xây dựng một hệ thống phòng cháy chữa cháy an toàn, chất lượng thì các chủ đầu tư cần chọn đơn vị thầu uy tín. Khi tìm hiểu và lựa chọn công ty PCCC, bạn nên dựa trên các tiêu chí sau đây:
Xem xét hồ sơ năng lực, đánh giá sơ bộ về đơn vị PCCC.
Các công ty PCCC phải có chứng chỉ hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật.
Xem xét các công trình, dự án hệ thống PCCC mà công ty đó đã thực hiện cũng như đánh giá từ các khách hàng cũ.
Khả năng cung ứng các loại thiết bị PCCC chính hãng, chất lượng, giá thành phải chăng.
Ưu tiên lựa chọn các công ty cung cấp dịch vụ trọn gói từ thiết kế, thi công cho đến hỗ trợ các thủ tục về thẩm duyệt, kiểm định, nghiệm thu PCCC. Điều này sẽ giúp chủ đầu tư dễ quản lý công việc, đơn vị thực hiện có trách nhiệm cao nhất, chi phí dịch vụ trọn gói cũng có phần được chiết khấu tốt hơn.
Và SCT HOLDING tự tin đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên đây. Muốn có hệ thống phòng cháy chữa cháy tối ưu, chuẩn pháp lý, thực hiện trong thời gian nhanh chóng với chi phí phải chăng nhất, bạn hãy liên hệ ngay với SCT HOLDING nhé!
SCT HOLDING - Chuyên Gia Hàng Đầu Về PCCC
Hotline: 0899 0000 77
Địa chỉ: 122 Hoàng Văn Thụ, P. Chánh Nghĩa, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Viết bình luận