Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Hậu Cần Phục Vụ Chữa Cháy Và Cứu Nạn, Cứu Hộ

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Hậu Cần Phục Vụ Chữa Cháy Và Cứu Nạn, Cứu Hộ

Hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc đảm bảo việc cung cấp nhiên liệu, vật tư, chất chữa cháy, phương tiện chữa cháy để phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đảm bảo về trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân, nhu yếu phẩm cần thiết cho cán bộ chiến sĩ trong suốt quá trình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Công tác Hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo các điều kiện cho các hoạt động chữa cháy được liên tục, đảm bảo các điều kiện an toàn, duy trì sức khỏe của cán bộ chiến sỹ trong suốt quá trình tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đồng thời là một điều kiện quan trọng để chỉ huy chữa cháy đưa ra quyết định biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp đặc biệt là đối với các vụ cháy, sự cố, tai nạn phải tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong thời gian dài, huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Để thực hiện tốt nhiệm vụ khi tổ chức Hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đòi hỏi CBCS thực hiện nhiệm vụ phải nắm vững kiến thức nghiệp vụ; biết đánh giá, dự đoán được khả năng phát triển đám cháy của từng loại hình cơ sở; đánh giá được đặc điểm của từng loại sự cố, tai nạn; nắm bắt được loại chất cháy và chất chữa cháy phù hợp với từng loại chất cháy; nắm chắc lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy của đơn vị….

Trước các yêu cầu trên, để nâng cao hiệu quả công tác Hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thường xuyên phổ biến kiến thức cho CBCS làm công tác Hậu cần nắm vững kiến thức nghiệp vụ để khi đến đám cháy, sự cố, tai nạn có thể đánh giá được đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ, dự đoán được khả năng phát triển đám cháy, đánh giá được đặc điểm của từng loại sự cố, tai nạn; nắm bắt được loại chất cháy (đặc biệt là các loại hóa chất) và chất chữa cháy phù hợp với từng loại chất cháy …. để từ đó có thể tham mưu cho chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ việc điều động, huy động lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy để tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiệu quả nhất;

- Cán bộ được giao làm công tác Hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải nắm chắc thực lực về lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy của đơn vị để khi có cháy, sự cố, tai nạn có thể dự kiến được khả năng về việc cung cấp lực lượng, phương tiện phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của đơn vị đồng thời dự kiến, đề xuất việc chi viện của các lực lượng khác nếu cần thiết;

- Khi đến hiện trường đám cháy, sự cố, tai nạn: cán bộ làm công tác Hậu cần cần phải nhanh chóng nắm bắt các thông tin về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc, địa hình, địa vật tại cơ sở, khu dân cư, phương tiện, nơi xảy ra cháy, sự cố tại để kịp thời báo cáo chỉ huy và đề xuất việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện, chất chữa cháy để tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đồng thời trinh sát, nắm bắt các điều kiện phục chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như: giao thông (nắm rõ giao thông bên trong, bên ngoài có thể tiếp cận đám cháy, sự cố, tai nạn để có phương án bố trí lực lượng phương tiện), nguồn nước (nắm bắt rõ khối lượng, khả năng tiếp cận lấy nước đối với xe, máy bơm chữa cháy để có phương án truyền, tiếp nước)….;

- Đối với các điều kiện đảm bảo an toàn cho CBCS: cán bộ làm công tác Hậu cần phải nắm rõ trang phục, phương tiện, trang thiết bị bảo hộ cá nhân của đơn vị (mặt nạ phòng độc cách ly, quần, áo, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng,….) để kịp thời cung cấp, bổ sung, thay thế cho CBCS khi phải làm việc trong thời gian dài; khi CBCS phải trực tiếp chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong môi trường khói khí độc thì việc tính toán nạp khí cho các bình khí thở phải thực hiện liên tục nhằm đảm bảo lượng bình ô xy dự phòng cung cấp đầy đủ cho CBCS trong suốt quá trình tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

- Khi phải tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong thời gian dài: để duy trì sức khỏe cho CBCS phải đảm bảo cung cấp đồ ăn, nước uống, có phương án bổ sung, thay thế lực lượng, bố trí nơi nghỉ (lều, bạt, ô,…..) để CBCS phục hồi sức khỏe và tiếp tục làm nhiệm vụ; quần áo khô cho CBCS nhất là vào mùa lạnh;

- Đối với việc cung cấp nhiên liệu cho phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: cán bộ làm công tác Hậu cần phải nắm bắt được loại nhiên liệu, mức tiêu thụ nhiên liệu của từng loại phương tiện, thiết bị để có phương án bổ sung nhiêu liệu khi cần thiết;

- Đối với việc chiếu sáng phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện thiếu ánh sáng phải tính toán để đảm bảo cho nguồn chiếu sáng liên tục, đảm bảo cường độ ánh sáng.

Hiệu quả tổ chức công công tác chữa cháy và cứu nạn cứu, cứu hộ phụ thuộc rất lớn vào công tác Hậu cần phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; vì vậy, khi tổ chức thực hiện tốt công tác Hậu cần thì chắc chắn công chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ đạt hiệu quả cao và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy, sự cố, tai nạn gây ra.


SCT HOLDING - Chuyên Gia Hàng Đầu Về PCCC

- Hotline: 0899 0000 77 

- Email: info@scttop1.com

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.